Tàu X đang trên biển để xuất khẩu hải sản sang nước Y và sẽ cập bến trong 5 ngày tới. Nhưng do gặp bão nên 15 ngày sau tàu mới có thể đến nơi. Lượng thuốc ướp hải sản để duy trì độ tươi trên tàu hiện chỉ đủ dùng trong 5 ngày. Sau 5 ngày, hải sản sẽ không còn tươi để xuất khẩu, tàu X sẽ chịu thiệt hại gấp 10 lần lợi nhuận thu về.
Vì vậy, tàu X đã nghiên cứu và chọn lọc ra 4 chất bảo quản phù hợp nhất để giữ độ tươi của hải sản:
- Chất 1: Mất 2 ngày để pha chế được lượng đủ dùng cho 25% hải sản và giữ độ tươi trong 4 ngày, nhưng cứ sau mỗi ngày dùng sẽ giảm 2% dinh dưỡng.
- Chất 2: Mất 5 ngày để pha chế đủ cho 100% hải sản và giữ độ tươi trong 3 ngày. Cứ mỗi ngày dùng sẽ bị giảm 1% dinh dưỡng. Do đặc tính nguyên liệu hiếm, chất này chỉ được pha chế và sử dụng từ ngày 1 đến ngày 13.
- Chất 3: Mất 4 ngày để pha chế đủ cho 65% hải sản và giữ độ tươi trong 4 ngày. Tuy nhiên, cứ sau mỗi ngày dùng sẽ bị giảm 1% dinh dưỡng và lượng chất pha chế được chỉ đủ dùng cho 130% hải sản
- Chất 4: Mất 3 ngày để pha chế đủ cho 70% hải sản, giúp hải sản giữ độ tươi trong 4 ngày. Sau mỗi ngày dùng sẽ giảm 2% dinh dưỡng.
Được biết một chất có thể được pha chế nhiều lần, nhưng không thể pha chế một chất nhiều lần trong cùng một khoảng thời gian. Chất 1,2,3 có thể pha chế cùng lúc, riêng chất 4 chỉ được pha chế vào 5 ngày cuối cùng do yêu cầu đặc thù về nhân lực. Giá cả và lượng nguyên liệu cần dùng cho mỗi lần pha chế là như nhau. Ngoài ra, nước Y sẽ không nhận hải sản nếu hải sản không còn tươi và dưới 85% dinh dưỡng.
Vì ngân sách có hạn, tàu X chỉ được lựa chọn kết hợp 3 trong 4 chất. Theo em, tàu X sẽ có những cách kết hợp chất nào và đâu là cách kết hợp để tàu X có thể tiết kiệm nguyên liệu và hạn chế thiệt hại nhất có thể? Vì sao?